Sự khác nhau về độ dày của mô da
Trong khi độ dày da (biểu bì – hạ bì) không thay đổi nhiều theo BMI, tuổi, giới tính, chủng tộc thì độ dày của mô dưới da thay đổi rất nhiều giữa các bệnh nhân đặc biệt là giữa nam và nữ.

Trong cơ thể mỗi người, độ dày lớp dưới da cũng có thể khác nhau đáng kể giữa các vị trí tiêm, đôi khi đặc biệt dày hơn ở các bệnh nhân nam béo.

Lựa chọn chính xác chiều dài kim tiêm
Đường huyết ở các bệnh nhân đái tháo đường thường có sự dao động lớn, nguyên nhân có thể do tiêm không đúng kĩ thuật, điều này ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân
Như đã nói, ở cùng một người, độ dày của mô dưới da có thể thay đổi rất nhiều giữa các vị trí (thậm chí trên cùng một vùng của cơ thể ), khiến rất khó có thể lựa chọn đúng chiều dài kim tiêm.

Một số cách lựa chọn
- Đề xuất dùng 2 loại kim có độ dài khác nhau , ví dụ trong trường hợp điều trị theo phác đồ insulin nền –bolus
- Nếu bệnh nhân dùng kim 8mm, điều chỉnh kỹ thuật tiêm cho phù hợp với từng vị trí tiêm
- Chọn loại kim ngắn hơn (<8mm) bất kể tiêm ở vị trí nào.
Trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên nên dùng loại kim ngắn (<8mm)
Có thể sử dụng kim 4, 5 và 6mm cho các bệnh nhân người lớn, kể cả người béo, và thường không cần véo da, đặc biệt là với kim 4mm
Tuy nhiên, nếu người gầy và người tiêm tay hoặc đùi thì có thể cần phải véo da.
Các bệnh nhân dùng kim ≥ 8mm nên véo da hoặc tiêm chếch 45 độ để tránh tiêm vào cơ
Độ dài và kỹ thuật tiêm cho bệnh nhân theo hướng dẫn của Danish 2006
Chiều dài kim và kỹ thuật tiêm với các nhóm bệnh nhân |
|||
Nhóm bệnh nhân |
Chiều dài kim |
Góc đâm kim |
Kỹ thuật véo da |
Cân nặng bình thường
BMI < 25 |
6 cm | 900 | Có véo da |
8 cm | 450 | Có véo da | |
Cân nặng > BT
BMI > 25 |
6 cm | 900 | Không véo da ở vùng bụng |
Có véo da ở đùi | |||
8 cm | Có véo da | ||
12 cm | 450 | Có véo da |