Bút tiêm
Mặc dù có nhiều điểm tương tự nhau nhưng mỗi bút tiêm có hướng dẫn sử dụng riêng, hãy đọc kỹ trước khi sử dụng

Khi sử dụng insulin đục, cần lắc đều để đồng nhất insulin lại.
Kiểm tra độ đồng nhất insulin trước mỗi lần tiêm, chọn liều lượng
Trước khi tiêm, phải thử bút tiêm (quan sát thấy có ít nhất một giọt thuốc ở đầu kim ) theo hướng dẫn của nhà sản xuất nhằm đảm bảo kim tiêm không bị tắc và không có khí bên trong kim tiêm.
Sau khi ấn ngón cái xuống hoàn toàn, bệnh nhân nên đếm chậm từ 1 đến 10 trước khi rút kim ra để toàn bộ liều thuốc đi vào trong và tránh bị rò rỉ thuốc. Có thể phải đếm đến hơn 10 khi tiêm liều cao hơn.
Tháo bỏ kim khỏi bút ngay sau khi tiêm xong để ngăn không khí (hoặc các chất bẩn) đi vào trong ống thuốc cũng như ngăn thuốc rò rỉ ra ngoài, điều này có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của liều tiêm tiếp theo.

Bơm tiêm
Tiêm bằng bơm tiêm phù hợp với các trường hợp sau:
+ Cần trộn insulin để có được liều lượng phù hợp với bệnh nhân đó (đặc biệt là với bệnh nhân trẻ em)
+ Tiêm liều cao đến 100 đơn vị
+ Cần một dụng cụ dự phòng trong trường hợp bút tiêm bị gấy hoặc mất
+ Có một ý tá chăm sóc tại nhà
+ Đảm bảo nhìn rõ liều thuốc được tiêm thực tế
Chỉ nên sử dụng bơm tiêm một lần
Để tiêm được liều chính xác hơn, nhất thiết phải lựa chọn bơm tiêm theo thể tích insulin cần tiêm
Một bệnh nhân có thể dùng kết hợp cả bút tiêm cho một loại insulin và bơm tiêm cho một loại insulin khác
Những người sử dụng bút tiêm phải được hướng dẫn cách sử dụng bơm tiêm đề phòng trường hợp bút tiêm bị hỏng hoặc mất. Chú ý: ở một số quốc gia, các lọ insulin có thể có nồng độ khác nhau.
Khi lấy insulin, trước hết hãy lấy một lượng không khí tương đương rồi bơm vào lọ insulin để giúp cho việc rút insulin dễ dàng hơn.
Nếu thấy bọt khí trong bơm tiêm, gõ nhẹ vào bơm tiêm để dồn chúng lên mặt trên, sau đó đuổi bọt khí ra ngoài bằng cách đẩy pít tông lên
Sau khi đã tiêm hết thuốc, không cần thiết phải giữ kim tiêm dưới da trong 10 giấy giống như tiêm bằng bút
Kim tiêm chỉ sử dụng một lần